Hiện chưa có sản phẩm
TỔNG TIỀN: 0₫
Xem giỏ hàng Thanh toán

SỰ TRỖI DẬY KHÔNG NGỪNG CỦA CÀ PHÊ THƯƠNG HIỆU

Ngày: 26/06/2022 lúc 10:57AM

Thị trường cà phê trong những năm gần đây đã có sự biến động không nhỏ đặc biệt từ khi có sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19. Rất nhiều số liệu đưa ra nhằm đánh giá tốc độ phát triển của thị trường cà phê. Một trong những thông số nổi bật chính là sự trỗi dậy vượt bậc của các cà phê thương hiệu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan và nhanh chóng nhất về thị trường cũng như tiềm năng của cà phê thương hiệu.

 

Thị trường cà phê thương hiệu trong khối ASEAN đang không ngừng mở rộng 

Nền kinh tế trong nước và thế giới diễn biến phức tạp trước sự xuất hiện của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, thị trường cà phê vẫn được ghi nhận với một tín hiệu tích cực khi vẫn không ngừng được mở rộng trong nước và nhiều nước khác trong Đông Nam Á.
 
Theo World Coffee Portal, thị trường cà phê thương hiệu tại ASEAN đã mở rộng thêm 3.630 cửa hàng trong năm qua, đạt 74.535 cửa hàng, tăng trưởng 5,1%.

Thị trường cà phê sôi nổi với rất nhiều cửa hàng mở mới

Thị trường cà phê sôi nổi với rất nhiều cửa hàng mới trong năm qua


Tốc độ tăng trưởng cửa hàng cà phê có thương hiệu tại Campuchia là 27,8% nhanh nhất trong khu vực. Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Lào, cũng có mức tăng trưởng cửa hàng cà phê thương hiệu lần lượt là 5,5%, 5,3%, 4,7% và 2,7% trong giai đoạn này.

 

Cà phê Việt rộng cửa trên thị trường quốc tế

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 400.000 tấn, thu về trên 824 triệu USD, giá trung bình đạt hơn 2.219 USD/tấn; tăng gần 31% về khối lượng, tăng xấp xỉ 66 % về kim ngạch và tăng gần 27% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

Cà phê Việt rộng cửa trên thị trường quốc tế

Cà phê Việt rộng cửa trên thị trường quốc tế

Đức là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam, chiếm gần 13% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt hơn 47 ngàn tấn. Tiếp theo là thị trường Bỉ, Italy, chiếm lần lượt gần 10% và 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.

Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do Viêt Nam - EU (EVFTA) đã mang lại những tác động tích cực đến việc xuất khẩu của ngành hàng cà phê cả nước, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.
 

Lối đi nào cho thị trường cà phê thương hiệu

Dự kiến thị trường cà phê thương hiệu sẽ tiếp tục tăng trưởng tại khu vực ASEAN. Mức tiêu thụ dịch vụ ăn uống dự kiến sẽ được cải thiện vào năm 2023. Việc giao đồ ăn vốn đã tăng tốc trong, cũng sẽ tiếp tục phát triển tạo điều kiện tốt cho việc bán cà phê qua kênh bán hàng thực phẩm trong năm nay.

Dự kiến cà phê thương hiệu tiếp tục được mở rộng

Dự kiến thị trường cà phê thương hiệu sẽ tiếp tục mở rộng


Trong khi đó, doanh số bán lẻ cà phê có khả năng tăng trưởng ổn định, với thương mại điện tử dự kiến sẽ là một trong những kênh phân phối phát triển nhanh nhất đến năm 2025, khi nhiều người tham gia và cung cấp nhiều loại sản phẩm hơn và người tiêu dùng quen với sự tiện lợi mua sắm hàng tạp hóa trực tuyến.

Đẩy mạnh thương mại điện tử vào kinh doanh cà phê

Đẩy mạnh thương mại điện tử vào kinh doanh cà phê

 

Những con số tổng quan bên trên cho thấy lúc này, thị trường cà phê thương hiệu như một miếng bánh ngon mà vô số thương hiệu đang không ngừng xâu xé. Sự cạnh tranh khốc liệt bắt buộc các thương hiệu cần vạch cho mình đường đi nước bước sao cho có thể tận dụng hết tất cả tiềm năng thị trường trong và ngoài nước.
Mai Viên
BÌNH LUẬN